Bạn
đừng thắc mắc tại sao tôi cứ nhắc đi nhắc lại vấn đề này. Vì nó là điều
kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó.
Bạn
nghĩ: "Ðã là học sinh thì khi đến lớp ai mà không chú tâm nghe giảng cần
chi phải nhắc hoài!". Không đâu bạn. Nếu tất cả các bạn đều "chú tâm
nghe giảng" thì tôi có thể quả quyết với bạn rằng: Hầu hết những học
sinh ấy đều là những học sinh giỏi. Bài giảng họ tiếp thu tốt thì tất
nhiên sẽ học bài mau thuộc. Nhưng nếu tất cả như vậy, chắc chắn tôi sẽ
không viết quyển sách này.
Vậy thái độ nghe giảng của các bạn phải ra sao?
Bạn
cũng có thể nhìn lên bục giảng, nhìn thầy cô chăm chú, tưởng chừng như
bạn đã "nuốt" từng lời giảng của thầy cô vậy. Nhưng nếu bạn không có
nghe gì cả, mà thầy cô hỏi bạn một câu, chắc chắn bạn sẽ lúng túng ngay.
Phải, bạn sẽ không thể đáp lại câu hỏi của thầy cô một cách chính xác
được. Và như vậy là bạn đã "nhìn" chứ bạn có "nghe" đâu. Ðầu óc bạn mơ
màng, bạn đang ngồi ở lớp mà nghĩ tới những cuộc chơi ở xa. Nào là chiều
nay sẽ đi hồ bơi, đi đánh quần vợt, bóng chuyền... các bạn nữ thì mơ
tưởng đến cuộc họp mặt nào đó.v.v...
Nói chung, bạn đang nhìn
thầy cô mà hồn bạn đang "lang thang" một cuộc viễn du nào đó chứ không
có tại lớp. Thầy cô thì khản tiếng, hết nước bọt để trình bày bài dạy
của mình, những mong học sinh hiểu sâu, hiểu rộng mà nào được có mấy ai
chịu khó nghe! Bạn phải biết rằng bạn đang ở trong lớp học, và bạn đang
có nhiệm vụ "nghe giảng bài".
Bạn phải xác định như vậy mới gạt
phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn
không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ đi học. Mà động cơ
học tập thì đúng là điều rất quan trọng của tuổi trẻ. Vậy bạn phải tự
hỏi mình. Ta đến lớp để làm gì?
Học, học thì phải nghe lời giảng
của thầy cô. Nếu không, bạn chỉ có tiếng đi học, mang danh là một học
sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học sinh thì phải
biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc để đặt kỳ vọng nơi
bạn, vậy mà bạn nỡ phụ lòng ba mẹ bạn sao?
Dù sau này bạn là ai,
bất cứ địa vị nào trong xã hội, mà tuổi trẻ bạn chây lười trong học tập
là bạn đã mắc nợ với đời. Trước nhất là cha mẹ. Sau đến là thầy cô và
cuối cùng là với xã hội.
Vì bạn sống trong lòng xã hội là bạn
phải có trách nhiệm phục vụ xã hội. Ai làm ra những phẩm vật cho xã hội?
Con người. Muốn làm một con đường phải có kỹ sư tính toán. Cái áo bạn
mặc, quyển vở bạn đọc đều do tay con người làm ra. Bệnh tật, bạn cần bác
sĩ và viên thuốc bạn uống cũng cần dược sĩ bào chế.
Nhưng tất
cả những thành phần đó là ai? Do đâu mà họ được như vậy? Tất cả cũng
phải học và họ cũng đã trải qua quá trình gian lao để ngày nay có được
công thành danh toại đó,nhằm góp bàn tay xây dựng và kiến tạo xã hội.
Ðó cũng có thể gọi là "trả nợ áo cơm", hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội...
Ngay
bây giờ, còn trẻ đến lớp mà bạn không học thì lớn lên bạn sẽ góp phần
gì cho xã hộ? Chắc bạn đã từng nghe câu: "Trẻ mà không học, già sẽ ân
hận" rồi chứ?
2. Nắm chắc bài giảng và cách ghi nhớ lâu.
Bạn
đã thực sự chăm chú nghe giảng, nhất định là bạn sẽ nắm chắc kiến thức
của bài mà bạn vừa tiếp thu. Khi đã tiếp thu kỹ, còn phải biết vận dụng
tốt vào bài học, bài làm của mình. Tất nhiên nghe, hiểu, nắm được toàn
bộ bài dạy, thì việc học bài của bạn sẽ mau thuộc một cách dễ dàng.
Học
bài mau thuộc là một chuyện, ngoài ra bạn cần phải nhớ dai. Nhớ chính
xác và không lẫn lộn đó là điều cần thiết. Có thể bạn học bài thuộc rất
mau, nhưng đồng thời cũng mau quên. Vậy làm cách nào để bạn có thể nhớ
bài được lâu.
- Bạn phải hiểu bài trước khi học.
Muốn hiểu kỹ bài bạn phải nghe giảng, vận dụng nhiều phương pháp của riêng bạn để hiểu một cách chính xác bài giảng.
- Học bằng tâm não của bạn chứ không phải "học vẹt".
Cũng
có bạn học rất thuộc nhưng lại không cần hiểu bài, cách học này người
ta gọi là "học vẹt". Nếu bạn học theo cách thuộc lòng này, thì nguy hiểm
cho bạn, vì đây là cách học đối phó, thuộc để trả bài cho xong nợ rồi
thôi, sau đó bạn chỉ còn là một khối óc rỗng.
Muốn tránh tình
trạng này, bạn nên xác định lại cách học bài của bạn chẳng những sao cho
học mau thuộc mà còn phải hiểu và nhớ lâu nữa. Nghĩa là phải học bằng
khối óc và mọi giác quan.
Phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ dai là tâp trung nghe giảng.
- Ghi chép những đề mục hay những phần quan trọng.
- Tóm tắt nội dung, bài cô đọng nhưng đủ ý.
-
Nghiên cứu bài ngay sau khi nghe giảng vì như thế giúp bạn củng cố lại
các phần quan trọng hầu khắc sâu vào tâm não bạn hơn. Ghi những chi tiết
dễ quên ra giấy nháp, bỏ túi rồi lâu lâu mở ra xem lại cho tới bao giờ
vấn đề đó đã hiểu mới thôi.
Với các môn Toán - Lý - Hóa - Sinh,
nói chung các môn có công thức, bạn càng cần ghi vào giấy nháp bỏ túi để
bất cứ lúc nào, ở đâu bạn cũng có thể mở ra xem lại được.
Hoặc
bạn cũng có thể ghi các công thức ấy lên bảng, nơi bàn học để các công
thức ấy luôn đập vào mắt bạn. Nhất định là bạn sẽ nhớ lại mau và nhớ
mãi. Bạn cứ giữ nguyên bảng như vậy cho đến khi các công thức đã "nằm
lòng" trong óc bạn mới xóa đi, viết các công thức khác.
Những cách học này chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt.
3. Cần biết cách ghi những trọng tâm của bộ môn.
Mỗi một môn học đều có những yêu cầu và những phần trọng tâm của nó. Bạn nên tập trung vào phần này để đào sâu suy nghĩ.
Các
môn về tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh...) có đặc thù riêng so với các
môn về xã hội (như Văn, Sử, Ðịa..). Do vậy bạn phải biết cách ghi nhớ
những trọng tâm của nó. Các môn tự nhiên thường có các công thức, định
lý, định đề... phải ghi tóm tắt vào sổ tay riêng và cần ghi thêm ra tờ
giấy bỏ túi và cũng cần ghi lên bảng nơi bàn học ở nhà để thường xuyên
trông thấy.
Các môn học thông thường khác như: Văn, Sử Địa
- Với môn Văn:
Bạn
cần có quyển sổ tay riêng, để ghi chép những đoạn văn hay tên tác phẩm,
tác giả mà bạn cần sưu tầm, hoặc những phần cần ghi nhớ cho môn bài
quan trọng. Môn học này xin nhắc lại là bạn đừng xem nhẹ nó, như tôi đã
nhắc đi nhắc lại ở các chương trước.
- Môn Sử, Ðịa :
Chỉ
cần ghi kỹ địa danh, năm tháng thật chính xác, nắm nội dung bài thật kỹ
là được. Với môn Sử mà bạn tập trung nghe giảng là đã thuộc bài rồi
vậy. Bạn tóm tắt mỗi bài sao cho cô đọng nhưng đầy đủ những vấn đề trọng
tâm. Môn Sinh ngữ cần phải có cách học riêng mang tính đặc thù như đã
trình bày